Khám và tư vấn BS CK1 Trần Như Tuyên
Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8, hay răng cối lớn thứ ba, thường xuất hiện trên cung hàm của bạn sau 16 tuổi. Việc nhổ bỏ răng khôn nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, nhất là những răng khôn mọc kẹt hoặc mọc ngầm.
Răng khôn và các bệnh thường gặp
Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8, hay răng cối lớn thứ ba, thường xuất hiện trên cung hàm của bạn sau 16 tuổi. Việc nhổ bỏ răng khôn nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, nhất là những răng khôn mọc kẹt hoặc mọc ngầm.
Răng khôn mọc lệch
A. Răng khôn hay còn gọi răng số 8 là gì?
– Như các bạn đã biết, loài người là sản phẩm của quá trình tiến hoá, từ vượn đến vượn người rồi người nguyên thuỷ…trải qua vài triệu năm mới trở thành người hiện đại như ngày nay. Trong quá trình tiến hoá ấy, xương hàm của con người trở nên bé dần. Phần lớn hàm của chúng ta chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới. Nhưng thực tế là chúng ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới.
– Những chiếc răng này mọc sau cùng, do đó chúng thường không có đủ khoảng trống để mọc lên một cách bình thường. Đây chính là gốc gác của mọi sự phiền toái. Do không đủ chỗ để mọc lên theo hướng bình thường, răng khôn tự tìm cho mình một con đường khác để mọc, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng về phía răng hàm thứ hai ở bên cạnh. Hoặc chúng có thể cố gắng mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn.
– Nhiều khi răng khôn bị kẹt hay ngầm trong xương hàm, không mọc được. Ðiều này có thể dẫn đến các răng khác bị chật hàm hay bị đẩy khỏi vị trí gây lệch lạc nhóm răng phía trước, cũng như gây sâu răng, nhiễm trùng, hay bệnh lợi cục bộ. Các răng khôn bị ngầm nằm ở những vị trí bất thường trong xương hàm, thậm chí có khi nằm ngang, vì thế không mọc bình thường được.
– Trong đa số các trường hợp răng khôn bị lệch ngầm, chúng ta sẽ được Bác sỹ đề nghị nhổ răng này. Tùy theo vị trí của răng, có thể nhổ răng cối thứ ba hay răng khôn ngay tại phòng khám Nha Khoa, hay tại phòng phẫu thuật ngoại trú, hay trong bệnh viện.
B. Cụ thể những rắc rối do răng khôn gây ra là gì?
1. Viêm lợi trùm răng khôn:
– Là một nhiễm trùng rất hay gặp trong quá trình mọc răng. Bệnh biểu hiện bởi hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng khôn. Ðôi khi có kèm theo sốt và đau vùng góc hàm. Người bệnh có thể há miệng hạn chế. Vài trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm các tổ chức liên kết gây sưng mặt. Ðể giải quyết viêm lợi trùm răng khôn, một số nha sĩ khuyên chỉ nên cắt lợi trùm, tuy nhiên viêm lợi trùm thường tái phát sau cắt.
2. Bệnh viêm nha chu:
– Rất thường xảy ra trên các răng khôn. Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn còn gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được).
– Bệnh viêm lợi này sẽ tái phát nhiều lần chừng nào mà răng khôn còn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm càng cao, nhất là ở bệnh nhân có tình trạng vệ sinh răng miệng kém, bệnh viêm nha chu sẽ dễ phát triển.
3. Răng mọc chen chúc:
– Thường gặp khi các răng khôn mọc kẹt đẩy các răng nằm phía trước. Chỉ một răng khôn nằm thấp hơn (mọc kẹt) cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh, để cuối cùng gây nên sự chen chúc ở các răng cửa. Ðể ngăn ngừa sự mọc chen chúc các răng, việc nhổ bỏ răng khôn là cần thiết.
Răng khôn mọc lệch gây cho các răng chen chúc thiếu thẩm mỹ
4. Làm hư các răng khác:
– Do răng khôn ở tận trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày sẽ gây ra sâu răng.Răng khôn mọc kẹt có thể làm hư các răng nằm phía trước nó. Việc mọc kẹt tạo điều kiện cho sự nhồi nhét thức ăn ở mặt xa răng số 7 và dẫn đến sâu răng vùng này.
– Ngoài ra, nó cũng tạo ra túi nha chu ở mặt xa răng số 7. Một số trường hợp hiếm hơn, các răng khôn mọc kẹt có thể gây tiêu chân răng xa ở các răng kế cận. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó. Nếu để lâu không chữa thì sẽ rất đau và nhiễm trùng có thể xảy ra.
Răng khôn mọc lệch làm hư hại các răng khác, hay gây viêm lợi trùm, viêm nha chu
5. Viêm mô tế bào:
– Là biến chứng khá nặng với các biểu hiện như: má bị sưng phồng lên, da căng, màu bình thường hay hơi đỏ, sờ vào bị đau. Người bệnh đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn; Có thể nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, mủ sẽ thoát ra qua một lỗ rò trong miệng hoặc ra ngoài da.
– Trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời,nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ … gây nguy hiểm đến tính mạng.
Răng khôn mọc lệch gây viêm mô tế bào
6. Phá hủy xương hàm:
– Là biến chứng nặng nề nhất gây phá hủy xương hàm, xương hàm có thể bị gãy tự nhiên do thành xương còn lại mỏng.
Răng khôn mọc lệch gây phá hủy xương hàm
Răng khôn mọc lệch gây rất nhiều nguy hiểm, các biến chứng của nó rất khó lường và hay gây nhiều đau đớn cho người bị bệnh. Vì vậy khi có răng khôn mọc lệch các bạn nên đến ngay phòng khám để có phương pháp điều trị tốt nhất từ các bác sỹ nha khoa đầu ngành