Hãy để Nha Khoa Minh Phụng mang đến cho bạn nụ cười hoàn hảo nhất.

Cấy Ghép Implant

Được thực hiện bởi BS CK1 Trần Như Tuyên thực hiện

Trong nha khoa hiện đại, cấy ghép Implant là giải pháp tối ưu nhất có thể khắc phục tình trạng mất răng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về implant và những lợi ích của nó đối với bệnh nhân.

1

Cấy ghép Implant là giải pháp tối ưu khắc phục việc mất răng.

Implant là gì?

Implant là những trụ làm từ hợp chất Titanium kết vào xương hàm nhằm mục đích thay thế những chân răng đã nhổ để tạo thành một nền vững chắc cho việc tạo răng giả, có chức năng nâng đỡ cho một mão hoặc một cầu răng. Sau khi trụ Implant đã được gắn và tích hợp vào xương hàm, bác sĩ sẽ tiếp tục gắn vào trụ này cầu răng hay răng giả.

Cấy ghép răng Implant là một kỹ thuật nha khoa đã thực hiện từ rất lâu trên thế giới và nó được ứng dụng tại Việt Nam từ khoảng năm 2000 cho đến nay. Vì nhận thấy những ưu điểm vượt trội mà phương pháp cấy ghép Implant mang lại nên trong những năm gần đây, kỹ thuật này luôn được các bệnh nhân tin dùng lựa chọn.

Phân loại Implant

+ Implant trong màng xương: Trụ răng Implant được đặt trực tiếp vào trong xương hàm. Khi các mô nha chu quanh Implant lành thương, cần phẫu thuật lần 2 để nối một trụ với Implant đầu tiên. Cuối cùng, các răng giả sẽ được gắn lên riêng lẻ từng cái, hoặc theo nhóm trên một cầu răng, một hàm giả.

+ Implant dưới màng xương: Bao gồm những khung kim loại được đặt khít trên xương hàm, ngay phía dưới nướu. Khi mô nướu lành, phần khung này sẽ gắn chặt vào xương hàm. Các chốt gắn vào khung sẽ được xuyên nướu lộ ra ngoài. Và cũng như Implant trong màng xương, các răng giả sau đó sẽ được đặt trên các chốt này.

3

Implant có 2 loại: Implant trong màng xương và Implant dưới màng xương.

Trường hợp nào có thể cấy ghép răng Implant?

+ Còn đủ xương để cấy ghép Implant: Sau khi nhổ răng nếu không làm răng giả thay thế ngay thì xương hàm sẽ tiêu dần đi cho đến 1 lúc nào đó sẽ không còn đủ độ dày để đặt Implant. Thời điểm thích hợp để đặt Implant là sau khi nhổ răng từ 2 – 6 tháng. Tuy nhiên, với sự phát triển của y khoa hiện nay, đối với trường hợp mất răng lâu ngày, xương hàm vùng mất răng bị teo lại thì bác sĩ vẫn có thể ghép xương nhân tạo để bù đắp cho phần xương thiếu hụt, sau đó có thể cấy ghép Implant cho bạn như bình thường.

+ Vệ sinh răng miệng tốt, không mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm gan cấp, rối loạn biến dưỡng xương, không nghiện thuốc lá, không bị tật nghiến răng.

+ Cần có thời gian điều trị và chăm sóc răng sau cấy ghép: Sau khi cấy ghép Implant vào trong xương hàm thì cần một khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng để tích hợp vào xương hàm. Sau khi Implant trụ vững chắc thì bác sĩ mới thực hiện gắn răng giả vào.

Cấy ghép Implant là gì?

Bởi vì các trụ răng Implant gắn chặt vào xương hàm, chúng sẽ là chỗ bám vững chắc cho các răng nhân tạo. Các hàm giả và các cầu răng gắn vào trụ Implant sẽ không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng – một ưu điểm tuyệt vời giúp bạn có thể tự nhiên khi ăn, khi nói. Chính sự gắn chặt này giúp cho các hàm giả và các cầu răng – cũng như các mão răng riêng rẽ gắn trên trụ Implant trông tự nhiên hơn so với các cầu răng hay các hàm giả thông thường.

Với một vài người, các cầu răng hay các hàm giả thông thường không đem lại sự thoải mái thậm chí không thể mang được, bởi có những điểm bị đau, sóng hàm xấu và thô thiển. Cấy ghép Implant có thể khắc phục được mọi khuyết điểm này, chính vì thế nên phương pháp này trở thành giải pháp tối ưu cho trường hợp bị mất răng.

Ưu nhược điểm của cấy ghép răng implant

Ưu điểm:

+ Không cần mài răng, lấy tủy răng như khi làm cầu răng

+ Ngăn ngừa sự tiêu xương do mất xương

+ Tránh những phiền toái của hàm giả tháo lắp (lỏng lẻo, vướng víu, chức năng nhai kém…)

+ Giống như răng thật về mặt chức năng lẫn thẩm mỹ, lâu bền, thuận tiện, thoải mái.

Nhược điểm:

+ Chi phí tương đối cao

Quy trình làm răng Implant

3

Làm răng Implant an toàn, hiệu quả dài lâu

Bước 1: Bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân

Trước khi tiến hành trồng răng Implant, bác sỹ sẽ thăm khám xem tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như thế nào. Bệnh nhân có bệnh lý gì về răng miệng không? Nếu có thì sẽ xử lý bệnh về răng miệng trước sau đó mới thực hiện làm răng Implant.

Bước 2: Chụp phim xương hàm bằng máy Cone Beam CT 3D

Để kiểm tra mật độ xương của bệnh nhân như thế nào, bác sỹ sẽ dùng máy phân tích xương hàm. Sau đó, dùng phần mềm Simplant để phân tích giả định vị trí cấy ghép răng Implant. Đây là bước bát buộc phải thực hiện để đảm bảo cho ca phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.

4

Quy trình làm răng Implant tổng quát

Bước 3: Thực hiện cấy ghép implant

Thời gian cấy ghép 1 răng Implant sẽ mất khoảng 30 – 60 phút tùy trường hợp răng của từng bệnh nhân, Việc cấy ghép Implant có đau không  là điều mà khá nhiều bệnh nhân lo lắng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Việc cấy ghép Implant không đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ. Sau khi phẫu thuật đặt trụ Implant bạn chỉ cần nghỉ ngơi 1 – 2 ngày là được. Đối với một số trường hợp bị tiêu xương thì phải ghép thêm xương trước khi đặt trụ thì thời gian nghỉ ngơi sẽ lâu hơn một chút.

Bước 4: Phục hình răng tạm trong thời gian chờ đợi trụ Implant được tích hợp

Trong thời gian chờ đợi vết thương lành và trụ Implant được tích hợp thì bác sỹ sẽ lắp răng tạm cho bạn để đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả hàm răng. Trong thời gian này, bạn có thể sinh hoạt và giao tiếp bình thường, nhưng để có thể ăn nhai với răng mới này bạn cần phải đợi một thời gian tích hợp xương của Implant mới được.

Bước 5: Tái khám và kiểm tra kết quả làm răng Implant

Sau khoảng thời gian một tuần, khi vết thương lành thì bạn sẽ đến nha khoa để tái khám lại. Bạn nên đến tái khám đúng theo lịch của bác sỹ.

Bước 6: Bọc răng sứ lên trụ Implant

Sau khi trụ Implant đã tích hợp được với xương thì bác sỹ sẽ tiến hành bọc răng sứ cho răng Implant. Hiện nay, có nhiều loại răng sứ có thể dùng để bọc lên răng Implant như răng sứ Emax, Cercon, … Bạn có thể lựa chọn loại bọc răng sứ phù hợp nhất với mình. Bọc răng sứ là bước cuối cùng trong quy trình làm răng Implant.