Khám và tư vấn: BS CK1 Trần Như Tuyên.
Lấy cao răng
1. Cao răng là gì ?
Cao răng hay còn gọi là Vôi Răng là mảng bám đã cứng lại trên răng. Cao răng còn được hình thành ở ngay hoặc dưới đường viền nướu và có thể gây kích ứng mô nướu. Cao răng tạo thêm diện tích cho mảng bám phát triển và bám chặt hơn từ đó dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như sâu răng và các bệnh về nướu.
Cao răng không chỉ đe đọa sức khỏe của răng và nướu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng. Vì Cao răng xốp nên nó dễ dàng bắt màu. Do đó nếu bạn uống trà hoặc cà phê hay hút thuốc sẽ tạo điều kiện tốt cho Cao răng hình thành.
Lấy cao răng
2. Làm sao biết bạn có vôi răng hay không ?
Không giống như mảng bám là một màng vi khuẩn không màu, vôi răng được hình thành từ chất khoáng nên dễ dàng được nhìn thấy nếu ở trên đường viền nướu. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của vôi răng là lớp có màu vàng hoặc nâu trên răng hoặc nướu. Cách duy nhất để chắc chắn xác định và loại bỏ vôi răng là tới gặp nha sĩ.
3. Làm sao để tránh đi sự hình thành vôi răng ?
– Chải răng đúng cách, đặc biệt là chải với bàn chải kiểm soát vôi răng, và dùng chỉ nha khoa là điều cần thiết để giảm mảng bám và hình thành vôi răng.
– Khi vôi răng đã được hình thành, chỉ có nha sĩ hoặc người được đào tạo về nha có thể loại bỏ nó. Quá trình loại bỏ vôi răng được gọi là cạo vôi răng. Trong quá trình cạo vôi răng, nha sĩ sử dụng những dụng cụ đặc biệt để loại bỏ vôi răng khỏi răng ở phía trên và dưới đường viền nướu.
4. Cao răng tồn tại có ảnh hưởng gì không ?
Việc Cao răng có thể dẫn đến nguy cơ gây ra một số bệnh về răng miệng như:
– Vi khuẩn trong cao răng gây viêm nướu. Phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, làm cho răng tụt nướu, thân răng ngày càng dài. Vì vậy, người có cao răng có thể có cảm giác ê buốt khó chịu khi ăn uống. Chân răng bị lộ vì không có nướu che chở và răng bị lung lay, quá trình tiêu xương cũng diễn ra nhanh hơn.
– Cao răng có thể gây nên các bệnh viêm nha chu với các biểu hiện như: đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng.
– Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng (viêm niêm mạc miệng, áp-tơ mà dân gian vẫn gọi là bệnh lở miệng), bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch.
Do những ảnh hưởng nêu trên, cao răng cần phải được cạo sạch và tốt nhất nên cạo định kỳ 4 – 6 tháng/lần. Có thể cạo cao răng bằng dụng cụ cầm tay hay bằng máy siêu âm, máy thổi Ca+. Cạo cao răng bằng máy siêu âm sẽ ít đau, hạn chế chảy máu và sạch hơn. Sau khi cạo cao răng, bạn có thể gặp cảm giác ê buốt nhẹ. Cảm giác ê buốt khi ăn uống nhất là uống nước lạnh kéo dài một vài giờ.
Nên lấy cao răng từ 4-6 tháng 1 lần
5. Tự lấy cao răng tại nhà được không?
Câu trả lời là không. Bạn không thể lấy cao răng tại nhà.
Bạn hãy đến phòng khám nha khoa để được nhận được sự trợ giúp. Nha sỹ lấy sạch cao răng tồn tại rất lâu trên miệng. Sẽ có thể chỉ mất 1 lần hẹn là miệng bạn đã sạch sẽ, nhưng có có khi phải đi lại nhiều lần vì cao răng của bạn quá nhiều quá dày quá cứng không thể làm sạch ngay trong lần hẹn đầu tiên.
Bạn lo lắng rằng sẽ bị đau và chảy máu nhiều?
– Tất nhiên là sẽ hơi ê một chút, có chảy máu vì lợi của bạn đang viêm nhưng bằng kỹ thuật lấy cao răng siêu âm thì những lo lắng của bạn sẽ được loại bỏ : ít đau, hạn chế chảy máu, không làm tổn thương bề mặt răng so với các dụng cụ bằng tay. Hãy yêu cầu được chăm sóc 1 cách tốt nhất!
– Sau khi làm sạch cao răng bề mặt răng sẽ được làm nhẵn bằng bột đánh bóng giúp nhăn ngừa sự bám dính của thức ăn đồng thời giúp mô lợi bám dính trở lại che phủ phần chân răng phục hồi lại thẩm mỹ cũng như sự vững chắc của răng.
Lấy cao răng mang lại cho bạn lợi ích không chỉ về phòng và điều trị bệnh viêm lợi mà còn đem lại cho bạn những lợi ích khác:
– Trả lại môi trường miệng sạch sẽ hơn.
– Thẩm mỹ cải thiện đáng kể : răng trắng, sạch và mùi hôi giảm đáng kể.
– Giảm nguy cơ các bệnh lý răng miệng khác : viêm quanh răng, áp xe lợi, sâu răng….
– Thủ thuật đơn giản, ít biến chứng, chí phí rẻ mà lợi ích từ việc lấy cao răng đem lại cho chúng ta là rất lớn.
Bạn có thể thực hiện những gì để giảm thiểu cao răng
– Hãy tập cho mình thói quen vệ sinh răng miệng tốt: chải răng sau ăn, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng và chải lưỡi để làm sạch mảng bám mùn thức ăn bám trên răng và tích tụ thành cao răng.
– Bổ sung đầy đủ chất ding dưỡng đặc biệt là Vitamin nhóm B,C.
– Từ bỏ thuốc lá nếu như bạn đang hút chúng, thuốc lá làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm cho cao răng nhanh bám lên răng, cao răng cứng chắc khó loại bỏ hơn.
– Và hãy nhớ khám răng định kỳ 4-6 tháng/ lần, nha sỹ sẽ loại bỏ cao răng mới tích tụ đồng thời phát hiện và điều trị những bệnh răng miệng khác cho bạn.